Phát triển nguồn nhân lực

1.1 Đánh giá năng lực CBCNV:

1.1.1 Tại thời điểm ban hành quy trình này, tất cả CBCNV liên quan đến HTQLCL của Công ty CP Xây lắp và Dịch vụ Sông Đà đã có đủ năng lực để thực hiện công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Năng lực của từng người được ghi rõ trong hồ sơ đào tạo cá nhân (BM-01/QT-TCHC-02)

-          Trưởng phòng TCHC cập nhật hồ sơ cho các cán bộ quản lý, nghiệp vụ (từ cán bộ văn phòng, xí nghiệp trở lên)

-          Trưởng đơn vị cập nhật hồ sơ cho công nhân làm việc trực tiếp do  mình quản lý.

2.1.2 Định kỳ 1 năm, toàn thể CBCNV liên quan đến HTQLCL của Công ty CP Xây lắp và Dịch vụ Sông Đà đều được đánh giá lại dựa trên trình độ học vấn, đào tạo, kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp.

-          Với các cán bộ quản lý, nghiệp vụ, vào cuối năm , trưỏng phòng TCHC gửi phiếu đánh giá năng lực (BM-TC-005) cho trưởng đơn vị quản lý để đánh giá:

  • TGĐ đánh giá trưởng đơn vị, Phó GĐ, Đại diện lãnh đạo.
  • Trưởng đơn vị đánh giá cán bộ quản lý, nghiệp vụ do mình quản lý.

-          Với công nhân làm việc trực tiếp, tần suất đánh giá được thực hiện theo quy định nâng bậc của Nhà nước. Trưởng đơn vị nhận phiếu đánh giá năng lực (BM-02/QT-TCHC-02) từ trưởng phòng TCHC và trực tiếp đánh giá công nhân do mình quản lý sau khi tiến hành thi nâng bậc.

-          Người đánh giá ghi kết quả vào phiếu đánh giá và đưa ra kết luận chung. Các phiếu đánh giá được chuyển về phòng TCHC để trình TGĐ đưa ra kết luận chính thức.

-          Đối với CBCNV không đủ năng lực theo yêu cầu, Trưởng phòng TCHC đưa vào kế hoạch đào tạo của năm sau (mục 5..2)

1.2 Xác định nhu cầu đào tạo:

1.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo thông qua hai lĩnh vực:

-          Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ

-          Đào tạo hệ thống ISO 9001:2008

1.2.2 Hàng năm, vào Quý IV, cán bộ phụ trách đào tạo gửi phiếu xác định nhu cầu đào tạo cho các đơn vị toàn Công ty theo BM-03/QT-TCHC-02

1.2.3 Thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào :

-          Nhu cầu đào tạo của CBCNV

-          Định hướng của công ty năm sau và tình hình thực tế của đơn vị

Xác định nhu cầu đào tạo của đơn vị, điền vào biểu mẫu BM-03/QT-TCHC-02 chuyển cho cán bộ đào tạo phòng Tổ chức- Hành chính.

1.2.4 Trưởng phòng Tổ chức hành chính căn cứ vào :

-          Nhu cầu của các đơn vị

-          Tình hình thực tế của Công ty

-          Các quy định của cấp trên (Nhà nước, Tập đoàn, Ngành)

-          Xác định nhu cầu đào tạo chung của Công ty để tổng hợp vào kế hoạch đào tạo cho năm sau.

1.3 Lập kế hoạch đào tạo:

1.3.1 Kế hoạch đào tạo năm của Công ty bao gồm:

-          Đối tượng được đào tạo

-          Nội dung đào tạo

-          Dự kiến thời gian đào tạo

-          Dự kiến kinh phí

-          Hình thức đào tạo  

1.3.2 Trưởng phòng TC-HC lập kế hoạch đào tạo năm theo

BM-04/QT-TCHC-02 sau đó trình Tổng Giám đốc phê duyệt và chuyển đến các đơn vị liên quan thực hiện.

1.4 Thực hiện đào tạo:

1.4.1 Đào tạo theo kế hoạch

1.4.1.1 Đào tạo nâng bậc:

-          Đối tượng: Tất cả công nhân trực tiếp sản xuất có đủ tiêu chuẩn và trình độ nâng lương theo quy định của Nhà nước và Công ty.

-          Hình thức:

  • Lý thuyết: Nghiên cứu và tìm hiểu theo đề cương của giáo viên trường Cao đẳng nghề Sông Đà, Công ty CP Sông Đà 11 biên soạn
  •  Thực hành: Cán bộ kỹ thuật Công ty hoặc của trường CNCG-KT Việt Xô Sông Đà hướng dẫn (Nếu cần).

     -  Nội dung:

  • Lý thuyết: Ôn luyện và nâng cao kiến thức về: Quy định công nghệ, quy định thao tác, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm...
  • Thực hành: Ôn luyện các thao tác vận hành máy, các thao tác tiên tiến để làm ra các sản phẩm có năng xuất cao, chất lượng phù hợp.

-          Tổ chức thực hiện:

Căn cứ vào hợp đồng và kế hoạch đào tạo nâng bậc đã ký với đơn vị, trường Cao đẳng nghề Sông Đà lập hội đồng tiến hành kiểm tra sát hạch nâng bậc cho CBCNV bặc cao. Đối với bậc thấp (đến 5/7 với công nhân 7 bậc; đến 3/4 với công nhân 4 bậc) thì đơn vị tự tổ chức.

1.4.1.2 Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý:

-          Đối tượng: Gồm những cán bộ quản lý còn có mặt hạn chế so với yêu cầu tại vị trí đang đảm nhận.

-          Hình thức: Gửi đi đào tạo ngoài

-          Nội dung: Gồm quản trị kinh doanh, quản trị kỹ thuật, tiếng Anh, sử dụng máy vi tính, nhân lực trong kinh doanh, quản trị hành chính...

-          Tổ chức thực hiện:

  • Trưởng phòng tổ chức thuê giáo viên ở ngoài với môn Tiếng Anh, nhân lực trong kinh doanh và quản trị kinh doanh trình độ cao.
  • Giảng viên được bố trí sẽ lập chương trình đào tạo và phối hợp với cán bộ đào tạo của phòng TCHC lập danh sách học viên, chuẩn bị địa điểm, phương tiện, tổ chức đào tạo.
  • Cán bộ đào tạo phòng TCHC theo dõi tiến độ và kết quả.

1.4.1.3 Đào tạo, sử dụng trang thiết bị mới, công nghệ mới:

-          Đối tượng: Công nhân công nghệ, công nhân sửa chữa máy và cán bộ quản lý kỹ thuật trong đơn vị, khu vực có sử dụng thiết bị mới hoặc áp dụng công nghệ mới.

-          Hình thức: Gửi đi đào tạo trường Cao đẳng nghề Sông Đà và các trường đào tạo khác.

-          Nội dung:

  • Nguyên lý truyền động, cấu tạo của máy...
  • Vận hành nhà máy thuỷ điện...

-          Tổ chức thực hiện:

  • Căn cứ vào kế hoạch, Trưởng phòng TCHC ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng đào tạo trên và tổ chức thực hiện.
  • Cán bộ đào tạo phòng TCHC theo dõi tiến độ và kết quả học tập.

1.4.1.4 Đào tạo an toàn lao động tại các đơn vị:

-          Đối tượng : Công nhân trực tiếp sản xuất

-          Hình thức: Tập trung tại đơn vị

-          Nội dung:

  • Trang bị kiến thức đảm bảo an toàn cho người, thiết bị khi làm việc đối với công nhân mới được bố trí vào dây truyền sản xuất.
  • Huấn luyện an toàn định kỳ (Mỗi năm một lần cho người lao động làm những việc có yêu cầu  nghiêm ngặt về an toàn lao động).

-          Tổ chức thực hiện:

  • Cán bộ đào tạo phòng TCHC chỉ định giảng viên.
  • Giảng viên sẽ lập chương trình đào tạo và phối hợp với cán bộ đào tạo của phòng TCHC lập danh sách học viên, chuẩn bị địa điểm, phương tiện, tổ chức đào tạo.
  • Cán bộ đào tạo phòng TCHC theo dõi tiến độ và kết quả.

1.4.1.5 Đào tạo dài hạn, tại chức:

-          Đối tượng: Cán bộ, công nhân có khả năng, nguyện vọng được nâng cao trình độ và nằm trong quy hoạch cán bộ của Công ty.

-          Hình thức: Đào tạo ngoài Công ty, vừa học vừa làm.

-          Nội dung: Đào tạo trình độ đại học, cao đẳng công nghệ...

-          Tổ chức thực hiện:

  • Căn cứ vào kế hoạch, cán bộ đào tạo phòng TCHC lập danh sách trình Tổng Giám đốc phê duyệt.
  • Cá nhân được đi học tại chức làm thủ tục cần thiết theo yêu cầu của trường nhận đào tạo.
  • Các trường nhận đào tạo thực hiện nội dung giảng dạy theo yêu cầu của công ty và cá nhân người theo học tại chức.
  • Cán bộ đào tạo phòng TCHC theo dõi tiến độ và kết quả học tập.

1.4.2 Đào tạo đột xuất:

-          Tất cả CBCNV trong diện đào tạo đột xuất đều được trưởng phòng TCHC hoặc thủ trưởng đơn vị mở phiếu đào tạo đột xuất (BM-05/QT-TCHC-02).

1.4.2.1 Đào tạo theo giấy mời bên ngoài:

Khi có giấy mời từ ngoài gửi tới, trưởng phòng TCHC  trình Tổng Giám đốc xem xét, chỉ định cán bộ tham dự khoá đào tạo đó (bằng văn bản). cán bộ đào tạo phòng TCHC thông báo cho cá nhân đi học đồng thời theo dõi quá trình học tập của người học. Kết thúc khoá học, người tham dự phải về công ty chuyển cho Trưởng phòng TCHC các tài liệu liên quan (Chương trình, tài liệu, chứng chỉ...) để lập hồ sơ đào tạo.

1.4.2.2 Đào tạo cho CBCNV mới:

Căn cứ vào vị trí dự kiến được phân công của CBCNV mới, trưởng phòng TCHC hoặc thủ trưởng các đơn vị so sánh với yêu cầu ở các vị trí đó để đề ra nội dung đào tạo.

-          Nội dung đào tạo bao gồm:

  • Nội quy, quy chế của công ty
  • An toàn lao động, an toàn trang thiết bị, các quy trình, quy định liên quan tới vị trí đó.
  • Chức năng, nhiệm vụ, vị trí được phân công.

-          Tổ chức đào tạo: Trưởng các đơn vị tổ chức đào tạo theo nội dung trên khi có kết quả đào tạo, thông báo cho trưởng phòng TCHC để có quyết định tuyển vào vị trí đó hay không, đồng thời lập hồ sơ đào tạo cho người được tuyển.

1.4.2.3 Đào tạo cho CBCNV chuyển vị trí công tác:

-          Căn cứ vào vị trí mới của CBCNV, trưởng phòng TCHC  hoặc trưởng các đơn vị so sánh với yêu cầu ở các vị trí đó, đề ra nội dung đào tạo gồm:

  • An toàn lao động, an toàn trang thiết bị, an toàn chuyên ngành đặc biệt nếu có.
  • Các quy định liên quan đến vị trí công tác đó
  • Chức năng, nhiệm vụ, ở vị trí

-          Tổ chức đào tạo: Trưởng các đơn vị tổ chức đào tạo theo các nội dung trên. Khi có kết quả đào tạo bổ xung vào hồ sơ đào tạo cá nhân và thông báo cho Trưởng phòng TCHC để lưu hồ sơ đào tạo.

1.5 Hồ sơ đào tạo

1.5.1. Hồ sơ khoá đào tạo

-          Quy định: Phòng TCHC lưu hồ sơ các khoá đào tạo và hồ sơ đào tạo của CBCNV gián tiếp.

-          Hồ sơ các khoá đào tạo bao gồm:

  • Chương trình đào tạo
  • Danh sách học viên
  • Quyết định (nếu có)
  • tài liệu liên quan (nếu có)
  • Chứng chỉ (nếu có)

5.5.2 Hồ sơ đào tạo cá nhân: Tất cả CBCNV đều phải có hồ sơ đào tạo cá nhân.

-          Hồ sơ đào tạo cá nhân của cán bộ quản lý, nghiệp vụ (từ cán bộ văn phòng phân xưởng trở lên) do Trưởng phòng TCHC quản lý và cập nhật theo: BM-01/QT-TCHC-02

-          Hồ sơ đào tạo cá nhân của CBCNV trực tiếp sản xuất do thủ trưởng các đơn vị trực tiếp quản lý và cập nhật

-          Hồ sơ đào tạo cá nhân là một phần của hồ sơ nhân sự

1.6 Đánh giá năng lực đào tạo:

1.6.1 Kết thúc mỗi khoá đào tạo, Trưởng phòng TCHC hoặc trưởng đơn vị tổ chức đánh giá hiệu lực của khoá đào tạo. Kết quả đào tạo được coi là đạt yêu cầu nếu các học viên được một trong các tiêu chí sau:

-          Cấp bằng, chứng chỉ

-          Kết quả thi kiểm tra, báo cáo thu hoặch

-          Nhận xét của giảng viên

-          Kết quả thực hiện công việc trong thực tế

-          Kết quả đánh giá được người đánh giá cập nhật vào phiếu theo dõi quá trình đào tạo của từng học viên (BM-01/QT-TCHC-02)

1.6.2 Vào cuối năm, Trưởng phòng TCHC phối hợp với các đơn vị tổng hợp kết quả thực hiện các khoá đào tạo trong năm, viết báo cáo trình Tổng Giám đốc xem xét. Kết quả đánh giá hiệu lực đào tạo là nhu cầu để lập kế hoạch đào tạo năm sau (Mục 1.2)

2  Lưu trữ:

2.1 Tất cả Hồ sơ các khoá đào tạo được liệt kê (1.5.1) do cán bộ đào tạo Công ty lưu trữ trong thời hạn 02 năm.

2.2 Các hồ sơ đào tạo cá nhân của cán bộ quản lý, nghiệp vụ do Phòng TCHC lưu, thời gian đến khi nghỉ công tác tại Công ty.

2.3 Các hồ sơ của CBCNV trực tiếp sản xuất do thủ trưởng các đơn vị lưu, thời gian đến khi không càn làm việc tại Công ty.

Phát triển nguồn nhân lực | Công ty cổ phần xây lắp và dịch vụ Sông Đà

Error

The website encountered an unexpected error. Please try again later.